Tập yoga là một trong số các giải pháp chữa gai cột sống vừa đơn giản, vừa hiệu quả. Vậy thực hư công dụng của việc tập yoga là gì? Các thực hiện các bài tập ra sao? Hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này thông qua bài viết sau.
Bị gai cột sống có nên tập yoga?
Yoga vốn dĩ là một bộ môn thể thao được kết hợp bởi các động tác khác nhau. Việc thường xuyên tập luyện yoga sẽ giúp cho quá trình vận chuyển và lưu thông máu trở nên dễ dàng. Từ đó làm tăng sự linh hoạt cho các khớp và giảm đau hiệu quả.
Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống… nên tập yoga để rèn luyện sức khỏe hệ xương khớp. Không chỉ vậy, tập yoga còn rất tốt trong việc giảm nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch và phổi.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc tập yoga sẽ đem đến một số tác dụng sau:
- Làm căng vùng cột sống, kéo dãn các cơ xương.
- Làm thuyên giảm các triệu chứng như đau nhức, tê bì chân tay, đau buốt từ vùng thắt lưng trở xuống đùi và hông.
- Sản sinh ra hoạt chất Serotonin – chất này có vai trò giúp cân bằng và ổn định tâm trạng. Từ đó làm giảm cảm giác đau nhức do bệnh gai cột sống gây nên.
- Tăng cường sức mạnh ở vùng bụng và thắt lưng.
- Giúp cột sống luôn được linh hoạt, dẻo dai và khỏe mạnh.
- Làm giảm áp lực lên các khớp xương và cột sống.
- Hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng nặng hơn của căn bệnh gai cột sống.
Bài tập yoga cho người bị gai cột sống
Bài tập tư thế con mèo
Bài tập này có tác dụng giúp tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai ở các khớp. Đồng thời còn cung cấp oxy cho cơ thể , giúp vùng cơ bụng thêm săn chắc và sắp xếp lại cấu trúc của vùng cột sống. Cách thực hiện bài tập như sau:
- Bước 1: Hai chân quỳ lên sàn nhà và đưa cả hai tay chống xuống sàn sao cho đầu gối, bàn tay và chân nằm trên một đường thẳng.
- Bước 2: Đặt hai tay sao cho tạo thành góc 90 độ so với sàn nhà. Tiếp theo đó, bạn mở rộng tay sao cho bằng vai, đồng thời phần đầu gối cần mở rộng cùng với hông.
- Bước 3: Hóp bụng, hít vào và đưa cằm về phía trước, cố gắng sao cho cằm chạm vào ngực. Đồng thời cần siết hông và lưng uốn cong.
- Bước 4: Hít thật chậm, sâu. Giữ tư thế này trong khoảng vài giây.
- Bước 5: Thở ra thật chậm và quay trở về động tác ban đầu.
Bài tập với tư thế của rắn hổ mang
Thực hiện bài tập này, người bệnh sẽ cảm nhận các cơn đau thuyên giảm một cách rõ rệt nhờ cơ chế tác động sâu vào các khớp và cơ trong cơ thể. Từ đó làm giảm các triệu chứng của căn bệnh gai cột sống.
Hướng dẫn thực hiện:
- Bước 1: Nằm sấp, duỗi chân thẳng trên bề mặt sàn. Lấy tay đặt vào vùng dưới vai rồi để hai khuỷu tay sát vào ngực. Đồng thời cần để dùi, đầu chân và xương mu bám chặt lên sàn.
- Bước 2: Để hai tay chạm lên sàn, sau đó hít thật sâu và nâng ngực, hai vai ra khỏi sàn. Phần xương mu và xương cụt quay về phía rốn.
- Bước 3: Hít thật sâu, bả vai cần khít chặt với lưng. Nhấc phần ngực và hai vai lên trên rồi duỗi đều ra phần cột sống.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong thời gian ngắn từ 10 đến 15 giây. Sau đó hạ người sát xuống sàn.
Tư thế cây cầu
Tư thế này giúp làm tăng sức mạnh ở các cơ lưng và giảm thiểu sự mệt mỏi do căn bệnh gai cột sống gây ra. Đồng thời giúp giảm thiểu stress, căng thẳng và làm giảm áp lực lên vùng vai và ngực.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, đầu gối co vào và tạo khoảng cách giữa hông và hai bàn chân. Hai tay song song với người, úp hai lòng bàn tay xuống dưới sàn.
- Bước 2: Thực hiện việc hít vào, thở ra đều đặn. Sau đó đẩy bàn chân xuống dưới sàn và nâng phần lưng và hông lên trên. Đồng thời giữ cả hai bàn chân xuống đầu gối.
- Bước 3: Để nguyên tư thế, sau đó hít vào thật sâu. Hạ lưng xuống dưới sàn một cách chậm rãi.
- Bước 4: Kéo đầu gối về phần ngực và lấy tay ôm gối, hai vai thả lỏng rồi đưa nhịp nhàng từ bên này sang bên kia. Lặp lại động tác từ 6 đến 8 lần.
Tập các bài tập yoga chữa gai cột sống cần lưu ý gì
Việc tập luyện các bài tập thể dục thể thao cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định. Đây chính là yếu tố quan trọng để nhanh chóng đẩy lùi các bệnh lý về xương khớp nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng. Sau đây là một số lưu ý khi tập yoga:
- Nếu bạn mới tập yoga, bạn nên chọn lựa các động tác vừa đơn giản, vừa dễ dàng. Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc tìm đến các lớp học dạy yoga online.
- Cần kiên trì tập yoga đều đặn để thấy được những sự thay đổi đáng kể của căn bệnh. Bạn cũng không nên tập quá nhiều, quá sức. Đồng thời cũng không nên gián đoạn việc tập luyện mà cần phải có khoảng thời gian để nghỉ ngơi.
- Không nên xoay người, vặn mình đột ngột, bất ngờ bởi có thể khiến cho vùng cột sống bị tổn thương nghiêm trọng.
- Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Trạng thái tâm lý không ổn định chính là tác nhân làm gia tăng mức độ trầm trọng của căn bệnh gai cột sống.
- Song song với việc tập các bài tập yoga, người bệnh nên tăng cường bổ sung nguồn thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Đồng thời nên hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào và cay nóng.
- Không sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích, đồ uống có cồn như thuốc lá, rượu bia…
- Nên dùng các loại gối có vải mềm, không dùng gối quá cứng hoặc quá cao bởi sẽ làm ảnh hưởng đến vùng cột sống cổ và khiến cho căn bệnh trở nên trầm trầm trọng hơn.
Mặc dù có tác dụng hiệu quả trong việc giúp hệ thống xương khớp trở nên linh hoạt và nhịp nhàng nhưng tập yoga chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Chính vì vậy, để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, bạn nên kết hợp với việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho thật hợp lý và khoa học.